Trên Tay Máy Bay DJI Mavic Pro Của DJI

Máy bay là cái quá khó để tiếp cận với hầu hết chúng ta. Lý do thứ nhất là chỉ một số ít người có nhu cầu, lý do thứ 2 là để bay được thì quá phức tạp và cuối cùng là quá bất tiện khi đi lại. DJI Mavic Pro xử lý được 2 vấn đề cuối: một người không biết gì cũng có thể điều khiển tiết bị này và máy bay có diện tích còn nhỏ hơn cả một chiếc máy tính bảng 7". Như vậy, việc bỏ ra 1000$ để mua Mavic Pro chỉ còn nằm ở 2 vấn đề: bạn có đủ tiền và có nhu cầu chơi máy bay hay không.


Trước khi Mavic Pro ra thì người ta còn đang phân vân sản phẩm này với GoPro Karma, một chiếc máy bay khác có camera tháo ra được để đi chơi. Thế nhưng xui cho GoPro, sản phẩm của họ bị mắc lỗi phải thu hồi toàn bộ nên Mavic gần như một mình một chợ. Thực ra thì một vài nhà sản xuất khác như Yuntec hay Lily cũng có những máy bay với ý tưởng gần tương tự Mavic Pro, nhưng chúng đều không phổ biến ở Việt Nam hoặc chết yểu (Lily).



Có giá 22 triệu, Mavic Pro không hề rẻ nhưng ở một mức độ nào đó thì mức giá này rất xứng đáng với những gì mà nó mang lại. Sử dụng cơ chế gập cực kỳ linh hoạt, chỉ trong vòng vài phút thì chúng ta đã có thể lấy Mavic Pro ra khỏi balo và bay rồi. Với các máy bay lớn như Phantom 4 hay Inspire One, người dùng phải mua các balo chuyên dụng và cồng kềnh.



Về chất lượng hoàn thiện và thiết kế, Mavic Pro vẫn xuất sắc như những sản phẩm khác của DJI. Điểm mình không thích duy nhất là cụm camera hơi lỏng lẻo, nhìn hơi sợ. Trên thực tế thì kể cả cụm camera của Phantom cũng cho cảm giác hơi "yếu yếu" nên nếu ai đã dùng máy bay của DJI thì không lo ngại mấy.

Tính năng:
Tại sao mình nói Mavic Pro giải quyết được bài toán điều khiển cho những người mới? Đó là vì DJI đã bổ sung thêm chế độ Tripod Mod cho máy bay, giúp nó bay rất chậm cho dù bạn đẩy hết cần tốc độ. Điều này sẽ giúp người mới chơi an tâm hơn, không sợ bay quá nhanh bị mất quyền điều khiển máy bay. Ngoài ra, DJI tiếp tục sử dụng cụm 5 camera, 2 cảm biến siêu âm để ngăn cản Mavic Pro đâm vào vật cản (người, tường, cây cối...) Kể cả khi cố tình thì bạn cũng không thể đâm Mavic Pro vào tường được vì máy bay sẽ tự động khựng lại trên không trung khi phát hiện vật cản. Tất nhiên, những người điều khiển chuyên nghiệp hoàn toàn có thể tắt thiết lập này đi nếu muốn.

Nhà sản xuất còn kỹ đến mức khi không ở chế độ Tripod thì cần điều khiển máy bay mặc định ở chế độ bình thường. Khi nào bạn cần tốc độ cao (tối đa 65km/h) thì chúng ta phải gạt sang nút Sport nhằm đề phòng những tai nạn có thể xảy ra.

Điều khiển:
Khi mua Mavic Pro thì bạn sẽ được tặng một điều khiển. Điều khiển này sẽ kết nối và sạc cho điện thoại thông qua cổng Lightning, microUSB hoặc USB C (tất cả cáp đều có sẵn trọng hộp). Bạn có thể dùng cần điều khiển này điều khiển máy bay độc lập hoặc kết hợp với điện thoại để tinh chỉnh một số các thiết lập. Nếu hôm nào quên mang điều khiển thì bạn cũng có thể dùng điện thoại để kết nối với máy bay, điều không hề có trên Phantom 4.

Camera:
Mavic Pro sử dụng camera có thể quay phim 4K 30fps. Một số chế độ quay phim rất hay trên Mavic Pro có thể kể đế ActiveTrack tự động bám theo vật thể được định sẵn, TapFly sẽ điều khiển camera bay đến nơi bạn chỉ trên màn hình hay thậm chí là gesture mode để chụp hình cho bạn khi chúng ta vẫy tay...

Các bạn có thể tham khảo thêm ở video phía trên. Do thời gian có hạn nên bọn mình chưa thể thử nghiệm một số tính năng camera trong video này. Tuần sau bọn mình sẽ thử lại nhé.

Cảm ơn flycampro.vn đã cho bọn mình mượn sản phẩm. Dự kiến DJI Mavic Pro sẽ có hàng sau khoảng 1 tháng nữa.



Mavic Pro là một máy bay rất nhỏ gọn


Camera 4K ở đây




Nhìn máy từ bên hông, vẫn rất gọn gàng


Khe cắm thẻ nhớ microSD và nút gạt chế độ điều khiển bằng remote hoặc điện thoại


Bên này là cổng microUSB để cắm máy tính lấy file nếu bạn không muốn rút thẻ nhớ


Máy bay khi tháo pin ra



Viên pin này có đèn báo hiệu, sạc bằng dock riêng chứ không cắm cổng USB của máy bay. Theo nhà sản xuất thì nó bay được khoảng 27 phút



Các cảm biến của DJI Mavic Pro. Các bạn đang thấy 2 cảm biến và camera phụ ở mặt dưới



----------------------------

CÔNG TY TNHH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ROBOBOSS

Trung tâm bảo hành DJI chính thức được ủy quyền và độc quyền tại Việt Nam.
Nhà nhập khẩu và phân phối ủy quyền sản phẩm, dịch vụ DJI các dòng Gimbal Ronin, Osmo, Microphone, Camera 4K Pocket tại Việt Nam từ năm 2010.

1900.5555.12 ext 1 (Bộ phận bán hàng - Sale)
1900.5555.12 ext 2 (Hỗ trợ kỹ thuật - Technical)
1900.5555.12 ext 3 (Trung tâm bảo hành Uỷ quyền - DJI ASC VietNam)
0352.428.007 | 0919.345.528 (Bộ phận phát triển đại lý - B2B)

Dịch vụ quay chụp trên không (Aerial service):  0908.4444.85 - Mr Công
Dịch vụ Drone Show: 0908.4444.85 - Mr Công
Dịch vụ cấp phép bay flycam (Drone operation permit): 0908.4444.85 - Mr Công
Tư vấn drone Nông/Công nghiệp chuyên dụng (Industry drone): 0908.035.306 - Mr Long
Tư vấn kỹ thuật sửa chữa: (Technical adviser): 0901.5555.12 - Mr Đạt


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Tag có liên quan

0 comments

Để lại bình luận

Lưu ý: Chúng tôi không trả lời các câu hỏi thông qua bình luận, Quý khách cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số 1900.5555.12 hoặc email info.flycampro@gmail.com

Scroll To Top

Báo giá
Liên hệ